Bệnh thương hàn không phải là loại bện hiếm gặp trên cơ thể của gà. Nó có thể xảy ra trên mọi lứa tuổi của gà kể cả gà con hay gà trưởng thành. Tuy nhiên mặc dù biết rõ nhiều thông tin về bệnh nhưng không phải ai cũng có biện pháp chưa trị và phòng tránh. Bài viết dưới đây sẽ cho chúng ta biết được nhiều thông tin hơn về loại bệnh này và cách chữa trị và phòng tránh.
Bệnh thương hàn ở gà là gì
Bệnh thương hàn ở gà do vi khuẩn có tên là Salmonella Gallinarum gây ra, bệnh này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi của gà từ gà con cho đến gà trưởng thành. Tùy vào tình trạng và thời tiết thì và sức khỏe mà mỗi con gà nhiễm bệnh đều có biểu hiện rất khác nhau.
Căn bệnh này tuy có độ nguy hiểm là rất thấp nhưng độ lây lan là rất cao nếu không có biện pháp phòng ngừa và chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân gây ra bệnh thương hàn ở gà
Nguyên nhân gây ra căn bệnh thương hàn này ở gà là rất nhiều, nhưng một số nguyên nhân chính gây ra bệnh thì có thể kể đến như một số nguyên nhân dưới đây:
- Do gà mắc phải vi khuẩn Salmonella Gallinarum gây hại.
- Lây lan thông qua con đường di truyền từ gà mẹ sang gà con
- Lây nhiễm bởi môi trường sống
Bệnh này thường là vì gà nhiễm vi khuẩn Salmonella Gallinarum gây nên bệnh, nên khi bị nhiễm thì gà sẽ ủ bệnh từ 3-5 ngày và thời gian kéo dài để phát bệnh có thể lên đến cả tháng.
Triệu chứng của bệnh thương hàn ở gà
Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh của gà mà sẽ có những triệu chứng khác nhau xuất hiện như:
Đối với gà con
Đề kháng của gà con đối với môi trường là rất yếu nên rất dễ mắc bệnh thương hàn. Thế nên khi mắc bệnh gà con có những triệu chứng sau đây:
- Gà con bị tiêu chảy, phân xuất hiện nhiều chất nhầy
- Vùng hậu môn bị bết dính bởi phân ở phần lông xung quanh
- Bụng bị xệ vì nước tích lại là khá nhiều
Đối với gà trưởng thành
Sức đề kháng của gà trưởng thành là rất tốt nên có những triệu chứng rất nhẹ như:
- Xuất hiện tình trạng tiêu chảy, nhưng phân loãng, và màu sắc xanh nhạt
- Nếu tình hình bệnh chuyển biến xấu thì phân sẽ nhớt thêm màu vàng
- Cơ thể mất nước và cần bổ sung liên tục
- Mào nhợt nhạt
- Ủ rũ, chán ăn
Đối với gà đẻ trứng
Trong trường hợp mà gà mẹ bị mắc bệnh thương hàn thì rất khó để nhìn ra được các triệu chứng cụ thể, Nhưng theo báo cáo thì gà đẻ khi mắc bệnh sẽ có những triệu chứng sau đây:
- Gà chán ăn, luôn ủ rũ, hoặc ăn rất ít
- Tỷ lệ đẻ và chất lượng trứng suy giảm.
- Ống trứng và buồn trứng bên trong
Gà mái là có những triệu chứng bà bệnh tích khó nhận biết hơn gà trống rất nhiều, vì gà trống thường có những biểu hiện bệnh tích xuất hiện ở bên ngoài cơ thể, có thể tiêp sxusc bằng mắt được.
Một số cách chữa trị bệnh thương hàn ở gà
Cách ly và khử trùng chuồng trại
Cách thức này giúp đàn gà hạn chế lây lan trên diện rộng, cách ly được những con gà đang nhiễm bệnh ra một khu để từ đó tránh lây nhiễm cho đàn và có phương pháp điều trị hợp lí.
Đảm bao nhất thì chuồng gà nơi có gà nhiễm bệnh thì bạn nên ngưng sử dụng và tiến hành sát trùng khử khuẩn để đảm bảo an toàn. Vì bệnh thương hàn có thời gian ủ bệnh và mầm bệnh sống rất dai nên việc không sát trùng chuồng trại vẫn lưu lại mầm bệnh là rất dễ xảy ra.
Sử dụng thuốc đặc trị của bệnh
Hiện nay việc chữa trị bệnh thương hàn đã không còn khó khăn đối với các chủ trại gà, hay các người nuôi gà nữa vì đã có thuốc đặc trị dành cho bệnh này. Khi gà vào giai đoạn nặng nhất của bệnh thì sử dụng thuốc Tetracylin hoặc Oxytetracycline trộn vào thức ăn cho gà ăn. Liều lượng rơi vào khoảng 2 bữa/1 ngày trong khoảng 3-5 ngày là có thể trị được bệnh.
Trong quá trình dùng thuốc, hoặc khẩu phần ăn hàng ngay nên bổ sung thêm các loại vitamin để gà có thêm sức đề kháng, khỏe mạnh để chống chọi lại bệnh một cách tốt nhất.
Kết luận
Qua bài viết trên, hi vọng rằng đa số anh em chơi gà, yêu thích gà cũng đã nắm rõ được phần nào nguyên nhân, cũng như cách điều trị sao cho hợp lí để nắm bắt được tình hình sức khỏe chiến kê của mình và bảo vệ tốt hơn.