Bệnh EDS trên gà – Cách chữa hiệu quả nhất

Bệnh EDS trên gà là gì?

Bệnh EDS là một dạng bệnh truyền nhiễm xuất hiện trên gà mái và gây nguy hiểm cho đàn gà. Vì là bệnh truyền nhiễm nên bệnh này có nguy cơ lây nhiễm và lan rộng rất nhanh. Vậy làm thế nào để biết và ngăn ngừa căn bệnh này hiệu quả thì cùng tìm hiểu bài viết dưới đây ngay nhé!

Bệnh EDS trên gà là gì?

Bệnh EDS trên gà là gì?

Bệnh EDS tên tiếng anh là Egg Drop Syndrome hay còn gọi là hội chứng giảm đẻ là bệnh truyền nhiễm trên gà mái với tác hại làm số lượng trứng đẻ ra giảm rất nhanh, trứng không đạt được tiêu chuẩn cao nhất. Chất lượng trứng cũng như hình dạng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hình dạng không ổn định, vỏ lụa, vỏ can-xi mỏng, trứng mất màu.

Nguyên nhân gây bệnh EDS

Nguyên nhân gây ra bệnh EDS là do một loại virus có tên adeno gây nên. Loại virus này xâm nhập vào cơ thể của gà gây hại cho chức năng sinh sản. Sản lượng trứng kém, tiêu chuẩn trứng đẻ ra không đạt chuẩn, gà con được ấp ra thì dị tật.

Bệnh này là bệnh truyền nhiễm nên nguyên nhân chủ yếu lây lan là qua đường ăn uống, sinh hoạt, và dùng chung dụng cụ ăn uống. Chính vì lây qua nhiều đường khác nhau nên rất khó kiểm soát và phòng tránh.

Ngoài ra bệnh này cũng mang tính di truyền từ bố mẹ sang con cái. Gà bố hoặc gà mẹ nếu đang mang bệnh thì con cái sinh ra chắc chắn cũng mang bệnh.

Triệu chứng bệnh EDS

Để biết gà có nhiễm bệnh hay không thì có thể đoán thông qua hình dạng trứng. Trứng gà mắc bệnh sẽ có vỏ mỏng, sần sùi, dễ vỡ, mất màu sắc đặc trưng của vỏ trứng.

Bệnh EDS trên gà

Khi bị mất sắc tố trứng rất nhanh trứng sẽ chỉ còn vỏ lụa hoặc vỏ canxi biến dạng vẫn thụ tinh và ấp nở bình thường. Khả năng giảm đẻ của gà diễn ra trong khoảng từ 4 đến 10 tuần, số lượng trứng giảm khoảng 40%.

Bệnh tích gà bị EDS xuất hiện ở buồng trứng và ống dẫn trứng của gà. Tử cung bị viêm, sưng phù khó sinh sản, hoặc sinh sản có chất lượng thấp. Trứng trong bụng gà khó phát triển nên nhỏ. Một sô biểu hiện của gà bệnh như:

  • Số lượng trứng giảm
  • Hình dạng trứng đẻ ra hình dạng lạ, dễ vỡ.
  • Lòng trắng nhão, lòng đỏ và lòng trắng lẫn lộn.
  • Trứng ấp khó nở
  • Tiêu chảy, lười ăn, hoặc bỏ bữa nhiều ngày.

Cách chuẩn đoán ra bệnh EDS

Khi gà mắc bệnh EDS thì ngoài nhìn vẻ bề ngoài trứng để đoán ra bệnh thì phương pháp các chuyên gia tin tưởng để chuẩn đoán bệnh EDS đó chính là phương pháp xét nghiệm iiPCR. Để chuẩn đoán chính xác hơn thì sau khi phân loại và xác định được nguồn gây bệnh thì tiếp tục chuẩn đoán huyết thanh học.

Cách phòng bệnh EDS ở gà

Hiện tại chưa có thuốc đặc trị bệnh EDS nên cách điều trị là người nuôi chỉ có cách là phòng tránh và ngăn chặn bệnh trước khi xảy ra. Một số phương pháp phòng bệnh EDS có thể kể đến như:

  • Phòng bệnh bằng vaccine: Nên tiêm cho đàn gà khi trong giai đoạn 15-16 tuần tuổi. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại vaccine cho hội chứng giảm đẻ và vaccine phòng 3 bệnh khác.
  • Virus có thể lây qua trứng có thể sử dụng các biện pháp như: Chọn gà giống chất lượng, gà được chọn phải chọn từ những đàn gà tiêm phòng cẩn thận, đảm bảo vệ sinh.
  • Vệ sinh môi trường chăn nuôi sạch sẽ, vệ sinh sạch sẽ máng ăn, uống định kỳ.
  • Đảm bảo thức ăn, nước uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong quá trình nuôi nên bổ sung thêm các loại vitamin để tăng sức đề kháng chống chọi lại với bệnh tật

Bài viết trên đã giúp cho anh em hiểu thêm một căn bệnh nguy hiểm khác của gà. Hiểu rõ về bệnh này sẽ giúp mọi người có cách phòng tránh bệnh dịch và có phương pháp nuôi và phát triển gà tốt nhất. Theo dõi tructiepda.bet để biết thêm được nhiều thông tin khác về cách chăn nuôi cũng như kinh nghiệm đá gà.