Những dấu hiệu để nhận biết gà tơ vỡ đòn

Gà tơ vỡ đòn là sao? Dấu hiệu nhận biết gà vỡ đòn

Chăm sóc một con gà chọi từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành để tham gia những trận đấu đỉnh cao đã là rất khó khăn rồi, mà trong quá trình nuôi gần đạt được kết quả mong muốn mà xảy ra điều đáng tiếc thì chắc hẳn cảm giác của các anh em phải rất tiếc nuối với công sức, tiền bạc mình bỏ ra. Và trường hợp đáng tiếc hay xảy ra trong quá trình nuôi khiến anh em tiếc nuối nhất đó chính là nuôi gà tơ vỡ đòn. Vậy trường hợp nào thì gà tơ vỡ đòn? Cách khắc phục ra sao hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Gà tơ vỡ đòn là sao? Dấu hiệu nhận biết gà vỡ đòn

Gà tơ vỡ đòn nghĩa là gà bị nhát “chết” không dám thi đấu, bỏ chạy ngay khi nhìn thấy đối thủ, ngay cả gặp những con gà yếu thế hơn cũng khiến gà sợ sệt và bỏ chạy.

Gà tơ vỡ đòn là sao? Dấu hiệu nhận biết gà vỡ đòn

Một số đặc điểm dưới đây có thể giúp bạn dễ dàng nhận ra được rằng gà tơ mình nuôi có bị vỡ đòn hay không:

  • Gà bị rụt rè hay sợ sệt.
  • Ánh mắt đờ đần, không có ựu lanh lợi, trông hiền và sợ mọi thứ.
  • Thường bấn loạn, mất bình tĩnh khi được nuôi cùng những con gà khác. Kể có có là gà mới lớn hoặc không lớn bằng.
  • Nghe tiếng động, kể cả tiếng gáy của gà khác cũng khiến chúng lo lắng, chạy.
  • Dáng đi khù khờ, vỗ cánh đèn đẹt.

Nếu trong quá trình nuôi mà gà của bạn có 4 dấu hiệu ở những dấu hiệu trên thế thì tỉ lệ gà của bạn gà vỡ đòn là có tỉ lệ rất cao. Nhiều sư kê chưa có kinh nghiệm thường cho rằng gà vỡ đòn là do sau khi thi đấu về, những quan điểm này không chính xác hoàn tác, có rất nhiều nguyên nhân khiến gà vỡ đòn.

Nguyên nhân dẫn đến gà vỡ đòn

Nguyên nhân dẫn đến gà vỡ đòn

Tình trạng gà vỡ đòn có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, nhưng 4 nguyên nhân cơ bản khiến gà vỡ đòn lần lượt là:

  • Lí do đầu tiên khiến gà vỡ đòn hay om đòn đó chính là gà mới đưa về bị lạ chỗ ở, sinh hoạt, trường đấu. Với nguyên nhân này thì cách khắc phục rất đơn giản, cho gà nhốt chuồng riêng cho ăn uống và tập luyện bình thường, xong cho gà tiếp xúc dần với gà khác trong một khoảng thời gian giúp gà dần trở nên tự tin trở lại.
  • Với những gà đã qua chiến đấu, hùng hổ khi chiến đấu nhưng vẫn có dấu hiệu muốn bỏ chạy nếu thấy đối thủ chính là do bệnh vỡ đòn chưa khỏi hoàn toàn. Các sư kê cần đặc biệt chú ý tới giai đoạn dưỡng thương sau mỗi lần chiến đấu, phải cho gà phục hồi và nghỉ ngơi thật kĩ lưỡng trước khi cho thi đấu trở lại, tránh trường hợp gà bị vỡ đòn ảnh hưởng sâu vào tâm trí.
  • Lí do thứ ba là do anh em sư kê sai lầm khi mua gà tơ, mới lớn về đã nhốt chung hoặc gần những gà chọi trưởng thành, khiến những con non sinh ra tâm lí rát đòn.
  • Trường hợp cuối cùng là dưỡng thương sau trận đấu không kĩ càng, khiến gà bị đánh vào những nơi bị thương dẫn đến ảnh hưởng tâm lý, khiến gà vừa đau, vừa bị ám ảnh bởi những vết thương rất khó chữa.

Gà tơ vỡ đòn hay gà chọi vỡ đòn không phải là trường hợp hiếm gặp thường rất dễ xảy ra ở những trại nuôi gà đá. Thực tế chứng minh thì các sư kê khi nuôi nếu không cẩn thận rất dễ khiến gà của mình bị vỡ đòn. Hãy luôn tỉ mỉ và chăm sóc chiến kê của mình cẩn thận để tránh gặp phải những trường hợp đáng tiếc xảy ra để tiếc nuối những công sức, thời gian mình bỏ ra. Tiếp tục đón đọc và theo dõi chúng tôi để tìm hiểu và giao lưu những kinh nghiệm nuôi và thi đấu gà chọi nhé!