Gout là tên gọi của một trong những loại bệnh liên quan đến chuyển hóa và tổn thương trên thận. Bệnh này xảy ra trên mọi cơ thể của mọi loài động vật và cả con người. Cũng như ở người thì gout ở gà là do cơ thể gà không bài tiết được chất thải dẫn đến tích tụ axit uric ở các cơ quan nội tạng, khiến gan thận sưng to và có tỉ lệ tử vong lên tới hơn 30%. Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn thấy rõ nguyên nhân và một số biện pháp điều trị bệnh gout ở gà hiệu quả!
Bệnh gout ở gà có mấy loại?
Bệnh gout ở gà xảy ra khi các acid uric trong máu tăng cao mà cơ thể không bài tiết được dẫn đến tình trạng bị lắng đọng tinh thể urat. Tùy vào vị trị tích tụ và lắng đọng mà có 2 loại bệnh gout khác nhau:
- Gout khớp: Các tinh thể urat tích tụ lại ở các khớp, dây chằng, gân làm các khớp đau đớn và sưng, khi cử động thì gây đau đớn khó chịu.
- Gout nội tạng: Tinh thể urat tích tụ tại các cơ quan nội tạng trong cơ thể như thận, gan, tim, ruột. Dạng gout này gây ra tỉ lệ tử vong ở gà rất cao lên tới hơn 30%
Nguyên nhân và cơ chế gây ra bệnh Gout trên gà
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh gout ở gà nhưng trong đó nổi bật nhất là 4 nguyên nhân như sau:
- Chế độ dinh dưỡng
- Các yếu tố di truyền
- Công tác quản lí kém
- Nguyên nhân khác
Dù là nguyên nhân gì thì đa phần khi xảy ra bệnh Gout sẽ đều ảnh hưởng tới chức năng thận gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như tính mạng của gà. Để chữa trị thì chúng ta cần hiểu rõ ràng về nguyên lí gây bệnh của từng nguyên nhân để từ đó có kết luận và phương pháp điều trị tốt nhất.
Nguyên nhân về chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng không hợp lí là nguyên nhân chính dẫn đến rất nhiều bệnh cho gà không chỉ riêng bệnh Gout. Chế độ ăn thừa chất này, thiếu chất kia góp phần tạo ra các bệnh nặng cho gà.
-
Mất cân bằng các chất hóa học
Thức ăn hàng ngày của gà cung cấp cho gà hàm lượng Canxi và lượng photpho dự trữ ít sẽ dẫn đến tình trạng kết tủa tinh thể. Photpho có tác dụng bài tiết axit hóa nước tiểu mà hàm lượng photpho xuống thấp thì sẽ dẫn đến tình trạng urat kết tinh nhiều.
Khi lượng Natri trong cơ thể bị mất cân bằng sẽ dẫn đến chức năng thận của gà suy giảm, hình thành tinh thể urat và sau đó là bị Gout. Ngoài ra ngộ độc Natri và nhiều Na2Co3 đi vào cơ thể sẽ khiến độ kiềm ở nước tiểu tăng dẫn đến sỏi thận và suy giảm chức năng thận ở gà.
-
Mất cân bằng vitamin
Hấp thu quá nhiều vitamin D3 sẽ khiến cơ thể gà hấp thụ canxi nhanh hơn điều này sẽ khiến tình trạng lắng đọng và kết tinh urat tăng cao và nhanh chóng.
Thiếu hụt vitamin A cũng gây ra rất nhiều bất lợi cho gà, nếu tình trạng thiếu hụt vitamin diễn ra dài thì tình trạng bong tróc các tế bảo ống thận sẽ xảy ra nhiều từ đó gây tắc ống thận và dẫn tới tích tụ và kết tinh urat trong thận.
- Mất cân bằng chất đạm
Nếu thận khỏe mạnh thì lượng protein thức ăn tăng cao ở thức ăn gây ra sẽ không vấn đề gì, nhưng khi thận đã sẵn bị tổn thương mà hàm lương protein tăng cao sẽ gây nguy hiểm rất lớn cho thận với việc sản sinh ra nhiều acid uric và ngày càng làm suy yếu thận.
Các yếu tố di truyền
-
Do virus gây nên
Chủng virus Nephropathogenic thuộc virus IBV gây ra tình trạng viêm phế quản có khả năng di truyền. Bệnh này ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của thận dẫn đến tình trạng viêm thận và tỉ lệ tử vong là rất cao. Tác hại của bệnh này gây ra tác động thẳng theo chiều dọc thận và ảnh hưởng tới gen nên gà mái mẹ khi bị bệnh có thể di truyền sang đòi con cháu, gián tiếp gây ra bệnh Gout.
Bệnh Gumboro ở gà mặc dù không gây hại cho thận như bệnh viêm phế quản IBV gây ra nhưng vẫn là một căn bệnh tiềm tàng những nguy cơ gây ra tình trạng Gout cho gà.
Ngoài ra còn một số tình trạng khác gây ra tình trạng gout ở gà như cổ trướng, bị nhiễm độc tố như ochratoxin, citrinin và các hợp chất độc khác ảnh hưởng xấu lên thận.
Bị gout do ảnh hưởng của quản lý kém
Quá trình quản lý và chăm sóc của các chủ trại gà và người nuôi gà yếu kém cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến bệnh Gout ở gà, đây chính là hậu quả của việc không để ý và chăm sóc vật nuôi đúng cách.
Lượng nước trung bình hàng ngày của gà nạp vào cơ thể ít dẫn đến tình trạng thiếu nước trong có thể gà cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ra Gout. Chiều cao khay uống không hợp lý hoặc quá trình tiêm chủng bị mất nước là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu nước cho gà.
Quản lí trại giống không đúng cách sẽ khiến trứng không đạt chuẩn và điều kiện ấp trứng tạo ra gà con cũng không được đảm bảo. Các tác nhân trên đều là do con người quản lí và chăm sóc không đúng cách gây ra.
Các nguyên nhân khác gây ra bệnh Gout ở gà
Dùng quá nhiều thuốc và kháng sinh sẽ khiến các cơ quan nội tạng của gà hoạt động nhiều để đào thải chất độc chủ yếu là ở thận, dẫn đến suy yếu thận và gây ra bệnh gout.
Các chất phenol, dẫn xuất cresol nếu sử dụng sai cách sẽ là sự nguy hiểm rất lớn cho thận của gà, ngoài ra dùng sulfat điều trị kèm với nước với lưu lượng cao sẽ gây tác hại xấu với thận của gà.
Phương pháp điều trị và phòng tránh
Điều trị
Biện pháp tốt nhất là cần áp dụng đó là giảm lượng thức ăn trong 1 lần ăn xuống và chia ra thực hiện cho gà ăn nhiều lần/ 1 ngày. Bổ sung các loại thuốc bổ như giải độc gan, thận cho gà
Sử dụng các loại acid hữu cơ pha vào nước cho gà uống để nước tiểu được acid hóa, ngăn chặn và giảm nguy cơ tích tụ urat trong thận. Ngoài ra sử dụng các loại acid hữu cơ này còn kích thích gà uống được nhiều nước hơn, góp phần giảm thiểu khả năng mắc bệnh gout.
Phòng bệnh
Chuồng trại gà nuôi luôn phải được đảm bảo sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn, thường xuyên vệ sinh cũng như thay chất độn trường để bảo đảm gà có môi trường sống tốt nhất. Các yếu tố về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm luôn phải phù hợp với điều kiện sống của gà.
Các loại thuốc chữa bệnh cho gà như kháng sinh, khử trùng, hóa chất diệt khuẩn phải được sử dụng hợp lí đúng liều lượng, làm giảm thiểu khả năng gà mắc bệnh.
Quá trình chăn nuôi chăm sóc ăn uống, dụng cụ cho gà ăn uống phải đảm bảo vệ sinh và kích thước thuận tiện cho gà sử dụng. Tránh sử dụng thức ăn nấm mốc, ôi thiu, bổ sung điện giải và vitamin vào khẩu phần ăn của gà để tăng sức đề kháng.