Khoa học kĩ thuật càng ngày càng phát triển nên con người ngày càng thích sáng tạo ra những điều mới mẻ từ những thứ truyền thống và gà cũng không phải ngoại lệ. Với mục đích tạo ra một giống gà có hình thù độc đáo thú vị, để nuôi làm cảnh các nhà khoa học đã lai tạo ra dòng gà trụi lông đặc biệt. Nhưng chính vì không có lông nên vô tình các nhà khoa học đã làm cho giống nhà này gặp một số nhược điểm nhất định. Vậy nuôi gà trụi lông có dễ hay không? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây ngay nhé!
Nguồn gốc của gà trụi lông
Gà trụi lông tên tiếng Anh là Featherless chicken hay Naked chicken là một dạng biến thể gà lai được các nhà nghiên cứu tại Đại học Do Thái ở Irael tạo ra. Do ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính, khí hậu ngày càng nóng lên các giáo sư tại đại học Do Thái đã ngày đêm nghiên cứu để tạo ra giống gà trụi lông này nhằm ứng phó với nhiệt độ nóng lên. Với việc điều chỉnh gen với những mã gen hiếm gặp thì giống gà trụi lông đã được các giáo sư cho ra đời. Người được công nhận là người đầu tiên tạo ra gà trụi lông đó chính là giáo sư Avigdor Cahaner (Theo Wikipedia), người tạo ra giống gà này tại Viện khoa học nông nghiệp Rehovot, Irael.
Những đặc điểm của gà trụi lông
Đặc điểm đầu tiên dễ nhận biết nhất của gà trụi lông đó chính là không khác gì một chú gà bình thường ngoại trừ việc không có lông. Việc không có lông giúp giống gà này phát triển rất nhanh không tốn nhiều năng lượng của bản thân để mọc lông. Gà trụi lông có thể phát triển rất tốt và thoải mái mặc dù không được chủ trang bị các hệ thống hiện đại. Mục đích của giống gà này đó chính là chống chọi lại với cái nóng ở những năm tới do biến đổi khí hậu.
Dinh dưỡng khi đi vào trong cơ thể của gà sẽ chuyển hóa thẳng thành thịt chứ không mất mát cho việc mọc lông vì thế tốc độ phát triển của gà mọc lông là rất nhanh. Giống gà này không phải là một dạng biến đổi gen hoàn toàn, mà các giáo sư chỉ chọn các con gà mọc ít lông cho lai với nhau dần tạo ra được giống gà không lông. Giống gà này được nuôi nhiều ở các nước có khí hậu nóng lực vì chúng có thể thoải mái sống trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt đó, lớn nhanh ăn ít mà giá cả xuất ra thị trường cũng rất tốt.
Nhược điểm
Như đã biết thì lông gà chính là lớp áo giáp bảo vệ cho gà nên việc gà trụi lông mất đi lớp áo giáp này thì có khả năng chống chọi với điều kiện môi trường sống kém. Vì thế gà trụi lông sẽ không phát triển được với tốc độ tốt nhất theo như các nhà khoa học đã nghiên cứu, vì ngoài môi trường có rất nhiều nguyên nhân gián tiếp gây bệnh như muỗi, vắt, bọ, hay các loại vi khuẩn gây bệnh. Trừ khi được nuôi ở những điều kiện môi trường khoa học lí tưởng không thì gà trụi lông rất khó để phát triển với tốc độ như kì vọng.
Việc tạo ra gà trụi lông cũng bùng nên làn sóng phản đối với quan điểm “Tạo hóa sinh ra gà với bộ lông để bảo vệ gà khỏi những tác nhân gây bệnh, vậy tại sao lại cố gắng thay đổi điều này?”. Chính vì thế giống gà này vẫn chỉ được nuôi ở quốc gia Irael ở một số vùng chứ không tràn lan ra ngoài thế giới.
Ưu điểm
Có nhược điểm thì phải có ưu điểm, chắc chắn các giáo sư tạo ra giống gà này ngoài việc ứng phó với thiên nhiên đang thay đổi thì còn phục vụ cho con người. Thịt gà trụi lông rất nạc vì không có lông nên mỡ tập trung dưới lông cũng không có nên thịt gà ăn rất ngon, không có cảm giác béo ngậy. Ngoài ra thì việc không có lông cũng giúp ngành thực phẩm không phải đau đầu trong việc xử lí chất thải là lông gà. Ngoài ra thì giống gà này cũng giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí trong chăn nuôi, bán được ra thị trường với mức giá cạnh tranh, phát triển với tốc độ nhanh hơn gà bình thường.
Tổng kết
Giống gà trụi lông là giống gà rất đặc biệt với nhiều ưu điểm nhưng cách chăn nuôi, cũng như khả năng chống chịu của gà hạn chế rất nhiều trong việc gà được nhân đi toàn thế giới. Ở Việt Nam thì gà trụi lông là giống gà còn tương đối xa lạ vì ít người có cách chăm sóc tốt, cũng như công tác phòng chữa bệnh cũng kém nên rất ít người nuôi gà trụi lông.