Bệnh giun đũa ở gà không phải là một bệnh hiếm gặp, bệnh này thường xuyên xảy ra ở gà nếu không được chăm sóc kĩ lưỡng. Lúc nhiễm bệnh gà sẽ gầy gộc, ăn ít, giảm đẻ, chất lượng trứng giảm,… Nếu không khắc phục kịp thời có thể dẫn đến tử vong, đối với các sư kê mà nói các chiến kê giống như sinh mạng của mình nên việc mất gà là việc rất đau đớn. Cùng tructiepdaga tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh giun đũa ở gà ngay nhé!
Nguyên nhân và những điều cần biết về bệnh giun đũa ở gà
Nguyên nhân gây bệnh
Gà trưởng thành thường bị nhiễm bệnh do ăn phải những thứ chứa trứng giun đũa lẫn trong thức ăn và thức uống trong chuồng gà, ngoài ra châu chấu và giun đất cũng mang kí sinh trứng của giun đũa gà ăn phải sẽ bị lây nhiễm.
Chuồng trại không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thả gà lang chạ bừa bãi ở những chuồng thiếu vệ sinh cũng là nguyên nhân khiến gà nhiễm giun đũa.
Quá trình sinh bệnh
Giun đũa thuộc lớp giun tròn có tên gọi là Ascaridia galli gây ra. Giun đũa có chu trình phát triển trực tiếp, giun cái trưởng thành sẽ đẻ trứng kí sinh theo chất thải ra ngoài môi trường, nhiệt độ và điều kiện thức hợp sẽ phát triển thành thứ nhiễm bệnh mất khoảng từ 5-25 ngày. Gà khi gặp phải những thứ này qua thức ăn, nước uống sẽ khiến trứng nở ra ấu trùng và đi thẳng tới ruột non. Ấu trùng sẽ tiếp tục phát triển trong gà trong 19 ngày và phát triển tới thời điểm trưởng thành. Thời gian để gà hoàn toàn nhiễm bệnh giun đũa là ở khoảng 35-58 ngày.
Bệnh tích của bệnh giun đũa
Trong giai đoạn ấu trùng thì gà xuất huyết niêm mạc ruột, nơi bị kí sinh thì ruột bị giãn, sưng và dày lên.Thành ruột bị tổn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn E.coli phát triển thành bệnh đi kèm khiến gà trở nặng hơn.
Giun đũa ở gà con thường có bệnh tích nặng hơn ở gà lớn, vì thời gian gây bệnh ở gà con ngắn hơn chỉ từ 30-35 ngày, mà ở gà lớn thì hơn 50 ngày.
Bệnh tích chung của bệnh là gà mất máu, niêm mạc nhợt nhạt, chân khô, giảm ăn, tiêu chảy, lớn chậm, dễ chết do tắc ruột hoặc tắc ống mật khi bị nhiễm bệnh nặng.
Cách điều trị bệnh giun đũa ở gà
Sử dụng các loại thuốc đặc trị để cho gà uống hoặc trộn vào thức ăn cho gà để chữa trị bệnh giun đũa. Các loại thuốc đặc trị có thể kể đến như:
- Piperazine: Cho uống hoặc trộn vào thức ăn, liều 50-100mg/kg gà
- Tetramisol: Sử dụng với liều lượng 40mg/ kg. Thuốc có hiệu quả tẩy sạch giun lên tới 89-100%.
- Levamilsol: Cho uống liều 30-60mg
- Albendazole, Mebendazole cũng có hiệu quả rất tốt đối với giun đũa gà.
- Fenbendazole: Khi uống hiệu quả tẩy giun lên tới 99-100%
- Lvermectine: Tiêm dưới da, hiệu quả tẩy giun lên tới 90-95%, ưu điểm của dòng thuốc này đó chính là tiêu diệt được giun non.
Biện pháp phòng bệnh
Biện pháp phòng bệnh giun đũa ở gà cũng rất đơn giản, đặc biệt với những người nuôi gà chọi rất chú tâm đến gà của mình. Những biện pháp phòng bệnh như sau:
- Gà nên nuôi trên sàn, khu cho gà chạy nhảy thì nên là đất mềm và thường xuyên thay đất độn chuồng.
- Vệ sinh máng thức ăn, nước uống, chuồng trại thường xuyên
- Gà con và gà lớn nên được nuôi tách biệt với nhau.
- Tiêm vacxin và tẩy giun định kì cho gà
- Đảm bảo chuồng trại luôn được vệ sinh sạch sẽ, thức ăn thừa là phải dọn dẹp ngay.
Bài viết trên cũng đã nêu rất rõ những triệu chứng, nguyên nhân và bệnh tích mà giun đũa để lại cho gà, để giúp anh em nuôi gà có thêm kiến thức mà phòng tránh cũng như xử lí tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra đối với chiến kê yêu thích của mình. Ngoài ra vẫn còn rất nhiều thông tin hữu ích cũng như các kinh nghiệm thi đấu được các sư kê nổi tiếng truyền lại cho anh em tìm hiểu trên tructiepdaga!