Bệnh Ecoli là một dạng bệnh virus truyền nhiễm ở gà mà ở bất kỳ lứa tuổi nào ở gà đều có thể mắc phải từ gà con đến gà lớn. Bệnh tích mà bệnh Ecoli để lại thường là cục bộ hoặc toàn thân. Bệnh này thường có triệu chứng kèm theo một bệnh khác khiến tình hình kiểm soát trở nên khó khăn và gây hại cho gà. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây ngay nhé!
Nguyên nhân gây bệnh Ecoli
Bệnh Ecoli là một loại bệnh nhiễm trùng ở gà do vi khuẩn Escherichia coli gây ra ở hầu hết các lứa tuổi của gà. Vi khuẩn Ecoli thường có sẵn trong cơ thể gà ở dạng lợi khuẩn gặp trường hợp đặc biệt sẽ sinh sôi và thành vi khuẩn gây bệnh cho gà. Thời gian ủ bệnh Ecoli thường từ 1-3 ngày và gây nhiễm trùng, bệnh Ecoli thường đi kèm với nhiều bệnh khác nữa ví dụ như bệnh CRD có thể gây ảnh hưởng tính mạng gà.
Một số nguyên nhân chính gây ra bệnh Ecoli ở gà có thể kể đến như:
- Phân gia cầm mắc bệnh mà chưa dọn sạch khiến trứng nhiễm bệnh và gà con nở ra đã mang bệnh,
- Bệnh cũng có thể di truyền từ gà mẹ sang gà con.
- Vi khuẩn cũng có thể có sẵn tại các máy ấp trứng, nên khi trứng đưa vào máy nhiễm vi khuẩn gà con nở ra cũng mang bệnh.
- Bệnh có thể truyền nhiễm và lây lan trong quá trình giao phối, thường xảy ra ở các trang trại gà. Gà mắc bệnh ở quá trình này thường tử vong không lâu sau quá trình giao phối và nhiễm bệnh.
- Bệnh Ecoli thường được phát hiện bởi những virus gây bệnh về đường hô hấp, bệnh CRD, Bệnh Newcastle và một số bệnh về tiêu hóa.
- Môi trường và thức ăn hàng ngày không đảm bảo khiến gà yếu và dễ nhiềm bệnh. Ngoài ra thay đổi thời tiết hay thay đổi môi trường sống đột ngột cũng rất dễ khiến gà nhiễm bệnh.
Triệu chứng và bệnh tích của bệnh Ecoli
Bệnh Ecoli ở gà thường không xuất hiện nhiều triệu chứng nhưng có rất nhiều biểu hiện khác nhau như:
- Bơ phờ, xù lông, không có cảm giác thèm ăn, ăn uống khó khăn.
- Phân hơi vàng, tiêu chảy, lỗ thông hơi bẩn.
- Nhiễm trùng máu cấp tính có thể tử vong, viêm màng tim, viêm khí quản, viêm phổi.
Bệnh tích bệnh Ecoli
Thể viêm rốn – nhiễm trùng lòng đỏ
Trứng bị chết phôi xảy ra ở giai đoạn cuối ấp trứng hoặc trước lúc trứng nở. Nếu có trường hợp gà con nở ra thì sẽ chết ngay hoặc vài giờ sau chết.
Tỉ lệ và mức độ của bệnh sẽ tăng nhanh từ 0-6 ngày tuổi, nếu qua giai đoạn này mà phôi vẫn sống thì gà con nở ra sẽ ốm yếu, gầy còm.
Bệnh tích thường thấy ở những gà sống sau giai đoạn trứng nhiễm bệnh thì thường là sống sau 4 ngày, có đjăc điểm là viêm màng tim, ngoài ra việc lòng đỏ sót lại và không tiêu khiến bụng của gà con phình to, chậm phát triển và rốn hở.
Thể viêm da
Thể viêm da thường xuất hiện ở gà thịt, tập trung ở sau thân, đầu và những mô liên kết dưới da đầu. Lúc này vi khuẩn Ecoli sẽ tiết dịch gây hại, tích tụ dưới da. Bệnh càng nằng thì nồng độ NH3 càng cao. Biểu hiện ngoài là viêm kết mắt, viêm xoang vùng đầu và mắt sưng to, hình thành viêm khớp.
Bệnh tiêu chảy
Thể tiêu chảy do khuẩn Ecoli gây ra ít khi xảy ra nhưng cũng có trường hợp xảy ra. Bệnh này làm cho gà bị tiêu chảy phân trắng hơi xanh, mất nhiều nước, khô chân, gầy gò ốm yếu. Bệnh tích của thể này là đường ruột nhạt màu, phồng lên, sưng to và nhiều dịch bọt.
Viêm ống dẫn trứng
Viêm ống dẫn trứng viêm phúc mạc có thể coi là thể cấp tính của bệnh này. Biểu hiện bên ngoài có thể dễ dàng nhận ra như giảm đẻ, trứng nhỏ, bụng to bất thường, chết lẻ tẻ.
Khi mổ ra thấy rõ nhiều bệnh tích như viêm ống dẫn trứng, phần niêm mạc dày lên, nhiều chất casein xung quanh tạo ra mùi hôi. Ngoài ra còn một số bệnh tích khác như viêm phúc mạc, viêm ổ khớp, trứng tắc, trứng đến ngày không đẻ sẽ ở lại khoang bụng bao quanh bởi bã trắng.
Cách điều trị bệnh Ecoli
Thông thường khi bệnh Ecoli xảy ra sẽ không bao giờ xảy ra một bệnh là Ecoli mà thường đi kèm với nhiều bệnh khác. Bệnh Ecoli thường đi kèm nhất đó chính là bệnh CRD, 2 bệnh này là trời sinh một cặp không thể tách rời. Chính vì thế để chưa trị bệnh Ecoli chúng ta cần chữa bệnh CRD trước. Thông thường chúng ta thường phòng tránh trước khi bệnh biểu hiện ra bên ngoài vì khi biểu hiện ra bên ngoài tức là đã nặng và gà không thể cứu được.
Để điều trị bệnh Ecoli thì mọi người có thể tham khảo đơn thuốc bên dưới:
- Tiêm Gentagurad 10% 8mg/kg trọng lượng của gà. Gà con mới lấy về nếu nghi bị nhiễm bệnh có thể pha thuốc với nước để tiêm cho mỗi con.
- Hoặc có thể dùng Amoxiviet 50% với liều lượng là 25mg/kg hoặc là Naslistin 8mg/kg.
- Cần dùng thêm XO Save để tăng khả năng hô hấp của gà
- Bổ sung thêm KC Pol giúp gà phát triển tốt hơn.
- Trong quá trình điều trị có thể sử dụng Formula HP, Retonic để tránh sưng nội tạng cho gà.
Phòng bệnh E.coli
Phòng bệnh hơn chữa bệnh sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như thiệt hại về mặt kinh tế đối với những người nuôi gà. Một số phương pháp thường được người nuôi gà áp dụng:
- Chuồng trại luôn sạch sẽ thoáng mát, khử trùng dọng dẹp thường xuyên
- Định kì 1 tuần/ 1 lần dọn dẹp, vệ sinh khu ấp trứng, chuồng, khu chăn nuôi, phun thuốc khử trùng nhưng đúng nồng độ không gây hại tới gà.
- Vệ sinh máng ăn, tránh để lại thức ăn thừa ôi thiu gây ô nhiễm.
- Bổ sung vitamin trong quá trình phát triển gà để tăng sức đề kháng cho gà.
- Cung cấp đầy đủ thức ăn và chất dinh dưỡng cần thiết cho gà.
Bài viết đã nêu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh Ecoli từ nhiều nguồn thông tin tổng hợp từ các chuyên gia. Hy vọng sẽ giúp ích cho những sư kê, hay những người chăn nuôi gà.